Đăng ký hội viên clb |

Bài học lớn nhất là từ sự thất bại

Trong số 13 dự án dự thi ngày 21/12 chỉ có 2 thí sinh đoạt giải. Các thí sinh và giám khảo đã có một ngày thi khá căng thẳng.

13245175073531-1088
 

Lúng túng trong việc xác định mục tiêu kinh doanh

Thí sinh trình bày dự án trước BGK, sáng 21/12 - ảnh Q.T

Trong buổi sáng, cả 6 thí sinh với các dự án thuộc chủ đề y tế - giáo dục chưa thuyết phục được Ban giám khảo (BGK). Hầu hết các dự án đều không có tính khả thi, lập dự án thiếu chặt chẽ và vướng khá nhiều lỗi khi lập kế hoạch tài chính. Các dự án y tế nhận được nhiều đóng góp của giám khảo vì hạn chế của các thí sinh không chuyên đối với kiến thức chuyên môn ngành y.

BGK làm việc trong buổi sáng bao gồm: Phó GS-TS-BS Nguyễn Hoài Nam – Chủ tịch Hội Tĩnh Mạch Học, bà Đinh Thị Thu Hải – Giám đốc công ty TNHH Tư vấn – Đầu tư và Phát triển giáo dục Linh Anh và bà Huỳnh Thị Thu Hà – Giám đốc bệnh viện Tai – Mũi – Họng Sài Gòn.

Với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, giám khảo Đinh Thị Thu Hải chia sẻ với đề tài CLB Super Kids của Lê Thị Thu Ngân: “Em có ý tưởng kinh doanh giáo dục là rất đáng khen nhưng em chưa hiểu kỹ về sản phẩm mà mình định kinh doanh. Phí nhượng quyền của các chương trình giáo dục như USI Math hay Global Art rất lớn và em chưa nắm được các thông tin này. Để dự án có tính khả thi hơn, em chỉ nên tập trung khai thác một lĩnh vực nhất định và tìm hiểu kỹ thông tin liên quan đến dự án”.

BGK cùng các thí sinh dự thi sáng 21/12 - ảnh Q.T

Dự án “Trung tâm chăm sóc sức khỏe gia đình” của Nguyễn Thị Bích Hường được BGK đánh giá là có ý tưởng mới nhưng không thực tế vì số vốn đầu tư lớn và chưa xác định đối tượng kinh doanh.

Ý tưởng “Trung tâm dạy nghề truyền thống “Tâm” của thí sinh Trương Huỳnh Đức Hải được đánh giá là mới nhưng vẫn chưa khả thi. Giám khảo Nguyễn Hoài Nam khuyên: “Để dự án khả thi, em nên kết hợp với các làng nghề truyền thống ở xung quanh TP.HCM. Vừa được hỗ trợ về địa điểm, kỹ thuật vừa thu hút được khách du lịch. Tuy nhiên, tôi nghĩ em định vị đối tượng khách hàng chưa chính xác. Thay vì giới trẻ bận rộn, em nên tập trung vào giới trung niên có nhiều thời gian rỗi".

Kết quả sáng 21/2: Dự án “Gia sư tài năng thế hệ mới” của Đàm Thị Ánh – sinh viên ĐH Ngoại Thương là dự án duy nhất đạt yêu cầu trong buổi thi sáng. Dự án tuy quy mô nhỏ nhưng tính khả thi tương đối cao.

Xây dự án chưa dựa nên giá trị cốt lõi

Thí sinh trình bày dự án trước BGK, chiều 21/12 - ảnh Q.T

Mở đầu cho 7 đề án dự án tham gia buổi thi chiều là thí sinh Hồ Phương Mai. Dự án “Sản phẩm tranh ghép 3D làm quà tặng cho khách hàng tại các nhà hàng tại TP.HCM chỉ đơn giản là giới thiệu mình đang làm chưa phải là giới thiệu dự án. Giám khảo Ngô Thị Báu – Giám đốc công ty TNHH SX&TM Nguyên Tâm (thời trang FOCI) nhắc nhở: ”Mục tiêu của Giải thưởng tài năng Lương Văn Can là nơi để các em trình bày dự án để kêu gọi đầu tư, để các em phát triển kỹ năng và tầm nhìn trong kinh doanh”.

Thí sinh thứ 2 của buổi thi chiều nay là Phan Nữ Hiền Vân – sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Dù trình bày khá lưu loát dự án “Công ty may mặc HCMUTE” nhưng Hiền Vân cũng nhận được nhiều góp ý từ BGK. Hiền Vân dựa vào cơ sở vật chất có sẵn và đội ngũ sinh viên của trường để phát triển công ty may mặc.

Giám khảo Ngô Thị Báu nhắc nhở: “Các em không bán những gì các em có mà những gì xã hội cần. Khi dự kiến sản phẩm bán ra, phải dựa trên sức mua của thị trường, không thể dựa trên khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Dự án cũng chưa thể hiện được tầm nhìn tốt”.

BGK cùng các thí sinh dự thi chiều 21/12 - ảnh Q.T

Giám khảo Nguyễn Đình Bá – Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH XD TM Đình Nguyễn - góp ý thêm cho Hiền Vân: “Em phải có đội ngũ chuyên môn, không dựa vào những nguồn lực không ổn định. Ban đầu em có thể mượn lực nhưng sau đó phải tự lực, không thể dựa dẫm vào nguồn lực của nhà trường và các bạn sinh viên. Các em tính toán rất chi tiết, bài bản nhưng không thực tế, chỉ áp số liệu. Các em thu hẹp đầu tư, thổi phồng lợi nhuận để các chỉ số chứng minh dự án đạt lợi nhuận và khả thi”.

Thí sinh Trần Thị Ngọc Thương không kiềm chế được xúc động sau khi trình bày dự án “Công viên trò chơi dân gian”. Thương chia sẻ: ”Đây là ý tưởng em rất tâm đắc nhưng khi triển khai em thấy rõ mình không đủ sức thực hiện. Đến với cuộc thi, em chỉ muốn có một cơ hội để trình bày ý tưởng”.

Chủ khảo Lê Sĩ Hoàng - Thạc sĩ Mỹ thuật, GĐ Công ty TNHH TMDV Sĩ Hoàng động viên: “Khởi thủy của mọi điều sáng tạo bắt đầu từ những kẻ mơ mộng. Ý tưởng này rất hay và tôi cảm kích tấm lòng của em. Tôi cũng đang thực hiện chương trình tương tự như thế này cho dịp Tết sắp tới và muốn mời em cùng tham gia. Tuy nhiên cả tôi và em đều băn khoăn là mỗi thế hệ, trẻ em sẽ có sở thích khác nhau, chưa chắc trò chơi dân gian có thể thu hút các em bằng các trò chơi điện tử, trực tuyến hiện đại”.

Điều đáng tiếc nhất của ngày thi hôm nay là các thí sinh không rút được kinh nghiệm từ các buổi trước, tiếp tục mắc phải các lỗi đã được BGK nhắc nhở như trình bày lan man, không tập trung, kéo dài thời gian, không hiểu rõ về đề tài mình đang thực hiện dẫn đến dự án hầu như không có tính khả thi. Nhân sự cũng là vấn đề lớn mà các thí sinh chưa giải quyết được.

Các thí sinh đều đưa ra được mô hình nhân sự bài bản nhưng chưa xác định được nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đa số dự án sử dụng sinh viên là đối tượng có thời gian không ổn định, không thể tập trung và gắn bó cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điểm sáng của các dự án hôm nay là hầu hết các dự án đều có tính nhân văn cao. Mỗi dự án đều có đóng góp lợi nhuận hoặc nhắm đến các hoạt động từ thiện, xã hội, bảo vệ môi trường. Nhiều dự án đã phát hiện được nhu cầu thực sự của xã hội dù triển khai chưa thuyết phục. Bên cạnh đó, các thí sinh cũng sử dụng tiếng Anh khá lưu loát.

Thí sinh đạt Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can ngày 21/12/2011

- Đàm Thị Ánh: sinh viên ĐH Ngoại Thương – Dự án “Gia sư tài năng thế hệ mới”
- Trương Thị Mỹ Hồng: sinh viên ĐH Ngoại Thương – Dự án “Cửa hàng cho thuê trang phục Ms.Pink”

“Em hoàn toàn có thể hiện thực hóa đề tài thành thực tế theo hướng khác như thành lập nhóm tổ chức trò chơi dân gian”- giám khảo Đình Bá góp ý thêm.

Thí sinh Trương Thị Mỹ Hồng – sinh viên ĐH Ngoại Thương với dự án “Cửa hàng cho thuê trang phục Ms.Pink” của được nhận xét là thí sinh đầu tiên trong buổi thi chiều đưa ra những con số tương đối hợp lý tuy còn nhiều điểm chưa chính xác.

Giám khảo Sĩ Hoàng gợi ý cho Mỹ Hồng: ”Tâm lý chẳng ai muốn mọi người biết mình mặc đồ thuê nên không cần đầu tư quá lớn vào mặt bằng, càng kín đáo càng tốt”.

Giám khảo Đình Bá góp ý cho toàn thể thí sinh: ”Nhiều ý tưởng kinh doanh của các em dựa trên nhu cầu thực sự. Tuy nhiên phương án viết ra phải có lộ trình, giai đoạn nào làm gì, phân bổ vốn, trả lãi ngân hàng ra sao. Các bạn tập trung quá nhiều cho ý tưởng mà quên mất việc triển khai cụ thể”.

Trần Thị Hồng - thí sinh dự thi cuối cùng trong ngày trình bày dự án “Sự kỳ diệu của giấy” – kinh doanh các sản phẩm Ogrigami cũng là sở thích của bạn. Tuy nhiên, do chưa chứng minh được tiềm năng của thị trường nên chưa thuyết phục được BGK.

Giám khảo Sĩ Hoàng chia sẻ: Thương trường là chiến trường, rất khắc nghiệt. Chúng tôi kinh doanh đến ngày hôm nay đã phải trả bằng xương máu. Tuổi thọ của doanh nghiệp tùy thuộc vào cái tâm.

Đây cũng bài học mà Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can muốn gửi đến các em. Cái vui nhất là thấy các em có tư tưởng lành mạnh, luôn quan tâm đến cuộc sống và mọi người xung quanh.

 

 

 

 

 

 

 

PHÚC AN

Các tin khác
«    1 2 3 4 5 6   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.548.544
  • Số người online : 8