Đăng ký hội viên clb |

Ban Sức Khỏe CLB DNSG đếm thăm trường khiếm thính Hy Vọng

photo-1-1083
 

 Trường chuyên biệt khiếm thính mang tên Hy Vọng, với 2 cơ sở hoạt động tọa lạc tại số 25 đường Nguyễn Văn Lạc, thuộc phường 19, quận Bình Thạnh.

Qua tìm hiểu, Đoàn đến thăm được biết từ nhiều năm trước, một nhóm giáo viên đã tâm nguyện mở trường chuyên biệt khiếm thính tại quận Bình Thạnh. Xuất phát từ sự quan tâm tới nhiều trường hợp trẻ bị khiếm thính bẩm sinh; gia đình tuy đã chăm lo chu đáo mọi mặt cho con em chẳng may, nhưng về mặt dạy chữ, việc học hành của các em thì thật nan giải.

Những năm qua các giáo viên của trường đã vận động nhiều nguồn tài trợ từ YFD và Amcham hỗ trợ cải tạo cơ sở vật chất của trường, kể cả vận động chính quyền địa phương, để mở trường chuyên biệt khiếm thính theo phương thức trường dân lập. Trường chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng ra đời từ đó.

                  Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói, do đó không hình thành được ngôn ngữ. Vì vậy, trẻ khiếm thính nếu được quan tâm hỗ trợ với phương pháp, cách thức đặc biệt sẽ  có cơ hội phát triển và phát huy hết khả năng mà trẻ có thể ,gia nhập xã hội và hoạt động bình thường như mọi người.

Ngày 10 tháng 12 năm 2013 vừa qua, đại diện ban Sức Khỏe Câu lạc bộ Doanh Nhân Sài Gòn với sự tham gia của các thành viên: Trưởng ban sức khỏe: Ông Nguyễn Trọng Quân, Phó ban sức khỏe: Bà Huỳnh Thị Anh Thư, Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Thành viên : Ông Takayasu Yamada đã có chuyến đến thăm trường để tìm hiểu thêm về tình hình hoạt động, những khó khăn trăn trở mà nhà trường đang cần sự giúp đỡ.

Cô giáo Nguyễn Thị Thân, hiệu trưởng của trường chuyên biệt khiếm thính cho Đoàn biết: “Năm học 2013 tổng số học trò của trường chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng gồm 157 em, theo học ở 3 cấp lớp: Mầm non – Tiểu học – Trung học cơ sở”. Về lứa tuổi thì không phân biệt theo lớp, mà theo thực tế trình độ của các em. Nên có nhiều em chỉ mới bốn – năm tuổi, và nhiều em khác đã qua tuổi hai mươi. Tất cả các em học tại đây đều khiếm thính bẩm sinh. Thông thường, không nghe được thì cũng không nói được; nhưng có nhiều em khiếm thính bẩm sinh mà vẫn nói được tuy lời nói không được rõ ràng nhưng các em vẫn cố gắng tập.

Các giáo viên tham gia việc giáo dục cho trẻ khiếm thính hiển nhiên đều là những người đầy tâm huyết với các em kém may mắn; bởi việc dạy chữ cho các em thật gian nan. Ðội ngũ giáo viên của trường đã chuyên tâm tìm tòi cách thức để giảng dạy cho trẻ em khiếm thính.Có nhiều giáo viên đã có thâm niên trên 20 năm như cô hiệu trưởng Nguyện Thị Thân, cô hiệu phó Nguyễn Thị Ngọc Điệp.

Đoàn đã trực tiếp xuống tận các lớp học để hiểu thêm về phương cách giảng dạy của trường và được Cô giáo hiệu trưởng cho biết: “Các cô dạy trẻ em khiếm thính môn tập viết còn tương đối dễ dàng, tuy khó khăn hơn ở các lớp phổ thông; nhưng dạy các em tập đọc thì khó khăn lắm; chủ yếu là phải dạy các em theo dõi sát khẩu hình từ các cô. Nghĩa là, các cô giáo phải mớm từng con chữ cho các em, qua diễn tả bằng môi miệng. Như vậy, các em khiếm thính cảm nhận được tiếng nói của cô giáo, không chỉ qua đôi tai, mà qua đôi mắt của các em”.

Các em tại trường đều đeo máy trợ thính,những máy trợ thính này đa phần do các mạnh thường quân tài trợ.Số ít còn lại thì do gia đình mua cho các em.Nhưng không phải máy nào cũng hoạt động hiệu quả vì độ điếc của mỗi em là khác nhau.

Hầu hết các em học tại trường đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có nhiều em bị gia đình bỏ rơi và được các cô trong trường nhận nuôi với tâm huyết và sự yêu thương.

Chi phí hoạt động hiện nay của trường chủ yếu từ học phí của các em .Chúng tôi được biết học phí mỗi tháng của các em hiện nay là: 550.000đ/tháng và 25.000đ/buổi ăn.Trong số đó có 39 em gia đình không có khả năng đóng học phí. Nhưng các cô trong trường vẫn duy trì để các em được đi học. Vì vậy hiện nay chi phí hoạt động của trường đang thiếu thốn và rất khó khăn.

Mức lương của các giáo viên tại trường hiện nay chỉ từ 2.000.000đ – 3.200.000đ/tháng số tiền trên là đã có sự hỗ trợ từ ủy ban là 200.000đ/1 giáo viên mỗi tháng. Với mức lương như trên và điều kiện sinh hoạt ngày càng tăng, nhưng các cô vẫn cố gắng trụ lại trường để dạy và truyền đạt kiến thức cho các em .Có nhiều cô khi kết thúc buổi dạy ở trường còn nhận thêm các em có hoàn cảnh khó khăn về nhà để chăm sóc,mặc dù nhà ở cách xa trường. Với sự tâm huyết và tấm lòng yêu thương các cô đã cố gắng rất nhiều,nhưng về lâu về dài liệu còn được bao nhiêu giáo viên trụ lại trường?Đây cũng là câu hỏi nan giải mà ban giám hiệu nhà trường đang đặt ra.Và mong nhận được sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân để giữ chân các giáo viên có tâm huyết và thâm niên với nghề.

Qua những trải lòng của các cô trong ban giám hiệu, thì hiện nay nhà trường đang cần sự giúp đỡ rất nhiều từ những tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân như:

+ Ủng hộ thêm cơ sở vật chất như máy vi tính dụng cụ học tập để các em có điều kiện học tốt hơn

+ Hỗ trợ thêm chi phí cho các giáo viên và nhà trường giúp trang trải thêm cuộc sống, để các giáo viên chuyên tâm giảng dạy và nhà trường có thêm chi phí cho các hoạt động

+ Hỗ trơ thêm thực phẩm như: gạo, dầu ăn,đường…. để bổ sung thêm bữa ăn cho các em.

+ Khám sức khỏe, chữa bệnh và cung cấp thuốc cho các em.

 

Sau chương trình đến thăm và tìm hiểu tình hình hoạt động cũng như những khó khăn của trường, CLB DNSG rất mong nhận được sự chung tay góp sức hỗ trợ của các doanh nhân trong và ngoài CLB để Trường có thêm điều kiện tổ chức giảng dạy và giúp đỡ các trẻ em khuyết tật kém may mắn có cơ hội hòa nhập cuộc sống.

 

Các tin khác
«    1 2   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.510.116
  • Số người online : 4