Đăng ký hội viên clb |

Giải thưởng tài năng Lương Văn Can lần 2, 2012- Ngày thi thứ 10 của vòng chung khảo: "trong kinh doanh, tạo nên sự khác biệt là tốt nhưng sự khác biệt đó đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng thì mới nên khác biệt"

Vòng chung khảo Giải thưởng tài năng Lương Văn Can tiếp tục đi đến ngày thi thứ 10 vào sáng 30/8 tại tòa soạn Báo Doanh Nhân Sài Gòn với các đề án tập trung vào lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ. Hội đồng giám khảo có sự tham gia của các vị: ông Văn Đức Mười (Chánh chủ khảo) -TGĐ Cty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc sản Vissan, bà Nhan Húc Quân - TGĐ Cty TNHH Bao bì Giấy nhôm NewToyo, bà Lê Thị Thanh Lâm -P.TGĐ Cty CP Sài Gòn Food.Mở đầu cho ngày thi thứ 10, Thí sinh Đoàn Ý Nhật, sinh viên trường ĐH Ngoại thương TP.HCM trình bày đề tài Trung tâm tư vấn cảm xúc onlnine "world of joy", dịch vụ tư vấn tâm lý qua website: www.woj.com với mong muốn đem đến cho khách hàng một cảm nhận khác về tư vấn tâm lý, không phải đến để chữa trị tâm lý mà là một hình thức tận hưởng các dịch vụ giải trí, giải toả tâm lý. Hội đồng giám khảo đánh giá cao đề án có tính đột phá, cũng như sự chuẩn bị tốt, nhiều tâm huyết khi xây dựng đề án của thí sinh, tuy nhiên đề án kinh doanh cũng nhận được nhiều phản biện như: đội ngũ tư vấn viên là sinh viên chưa tạo niềm tin đối với khách hàng, cần có đội ngũ trụ cột, tư vấn cấp cao để tạo nét riêng cho dịch vụ, giám khảo Nhan Húc Quân trao đổi đây là một đề án lớn nên cần khả năng tầm soát chặt chẽ đề án vì đây cũng như một ngành y, chữa trị về mặt tâm hồn nên không phải chỉ có nhiệt huyết là đủ.Lấy ý tưởng kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường và đem đến không gian độc đáo trong thưởng thức cà phê, thí sinh Nguyễn Thị Minh Hương, sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng trình bày đề tài Quán Cafe sinh thái Amazone. Quán được thiết kế đưa con người trải nghiệm không gian của một khu rừng rậm đúng nghĩa, vì vậy ý tưởng được nhận xét vui từ hội đồng giám khảo là khá bay bổng, nhiệt huyết cháy bổng nhưng tính khả thi lại không cao vì kinh phí đầu tư rất cao, đòi hỏi yếu tố nghệ thuật thẩm mỹ, mặt khác loại hình kinh doanh này đã từng có tại TP.HCM và thất bại, chiến lược của đề án ngay từ đầu không nhất quán giữa việc tập trung quá nhiều vào không gian quán mà không nói đến các loại thực uống, tức là sản phẩm phục vụ khách hàng.Thí sinh Trần Hoàng Trí, sinh viên trường ĐH Ngoại thương TP.HCM với đề tài Chè Chén Quán, hướng đến mục tiêu đưa món chè truyền thống Việt Nam vươn tầm thề giới. Điểm ấn tượng của đề án là thực đơn của quán giới thiệu bằng máy tính bảng, khách hàng chọn món nào sẽ có hiển thị song ngữ Anh - Việt và thành phần dinh dưỡng, nguyên liệu có trong từng món chè, có không gian quán để khách hàng ngồi trao đổi, trò chuyện với đối tác, chè được bán dạng combo tức là có từng gói sản phẩm, mỗi gói gồm 4 loại chè để khách lựa chọn. Tuy nhiên, một số rủi ro của đề án đã được hội đồng giám khảo đưa ra như lệch thị trường mục tiêu nếu chọn đối tượng phục vụ doanh nhân, mặt bằng không cần đầu tư chi phí quá cao tăng gánh nặng chi phí, có hoài bão lớn lao nhưng cần có cơ sở và nghiên cứu thị trường.Thí sinh Lê Trương Thảo Nguyên, sinh viên trường ĐH Hùng Vương TP.HCM với đề tài Mía Trân Châu 7 màu, đề án kinh doanh cung cấp sản phẩm nước mía với 7 màu và mùi vị, bên cạnh đó còn cung cấp thêm dịch vụ nghỉ ngơi, máy móc matxa, máy lạnh... cho khách hàng. Đây là hình thức kinh doanh hộ gia đình có tính thực tế, khả thi cao tuy nhiên chưa thấy khác biệt nhiều so với các cửa hàng nước giải khát hiện đang kinh doanh, giám khảo Lê Thị Thanh Lâm nhận xét “tên gọi TNT không thích hợp cho sản phẩm nước uống, tạo khác biệt bằng cách cho trân châu vào nước mía, liệu người tiêu dùng có chấp nhận, trong kinh doanh tạo nên sự khác biệt là tốt nhưng sự khác biệt đó đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng thì mới nên khác biệt".Và cuối cùng là thí sinh Hà Mỹ Mỹ, sinh viên trường ĐH Hùng Vương với đề tài Cơm chiên Tên Lửa. Với khách hàng mục tiêu là tầng lớp học sinh, sinh viên và lao động thu nhập thấp, hình thức cung cấp dịch vụ cơm trưa di động, giao hàng tận nơi và nhanh chóng, cơm chiên Tên Lửa là loại hình kinh doanh hộ gia đình nên vừa tầm với sinh viên khởi nghiệp, mặc dù cần phải lưu ý một số vấn đề như xu hướng người tiêu dùng hiện nay thích sự chọn lựa đa dạng hơn là chỉ một món cơm chiên đơn điệu, có thể thay bằng cơm trộn không cần dầu mỡ, giá thành thấp trong khi cự ly giao hàng xa nên cần xem lại bảng phân tích tài chính… Tuy nhiên, đề án kinh doanh của Mỹ Mỹ vẫn được đánh giá cao ở tính khả thi.Ngày thi thứ 10 kết thúc với kết quả giải thưởng thuộc về 2 thí sinh xuất sắc: thí sinh Trần Hoàng Trí (sinh viên trường ĐH Ngoại thương TP.HCM) và thí sinh Hà Mỹ Mỹ (sinh viên trường ĐH Hùng Vương).

dsc08432-1088
 

Vòng chung khảo Giải thưởng tài năng Lương Văn Can tiếp tục đi đến ngày thi thứ 10 vào sáng 30/8 tại tòa soạn Báo Doanh Nhân Sài Gòn với các đề án tập trung vào lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ. Hội đồng giám khảo có sự tham gia của các vị: ông Văn Đức Mười (Chánh chủ khảo) -TGĐ Cty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc sản Vissan, bà Nhan Húc Quân - TGĐ Cty TNHH Bao bì Giấy nhôm NewToyo, bà Lê Thị Thanh Lâm -P.TGĐ Cty CP Sài Gòn Food.

Mở đầu cho ngày thi thứ 10, Thí sinh Đoàn Ý Nhật, sinh viên trường ĐH Ngoại thương TP.HCM trình bày đề tài Trung tâm tư vấn cảm xúc onlnine "world of joy", dịch vụ tư vấn tâm lý qua website:  với mong muốn đem đến cho khách hàng một cảm nhận khác về tư vấn tâm lý, không phải đến để chữa trị tâm lý mà là một hình thức tận hưởng các dịch vụ giải trí, giải toả tâm lý. Hội đồng giám khảo đánh giá cao đề án có tính đột phá, cũng như sự chuẩn bị tốt, nhiều tâm huyết khi xây dựng đề án của thí sinh, tuy nhiên đề án kinh doanh cũng nhận được nhiều phản biện như: đội ngũ tư vấn viên là sinh viên chưa tạo niềm tin đối với khách hàng, cần có đội ngũ trụ cột, tư vấn cấp cao để tạo nét riêng cho dịch vụ, giám khảo Nhan Húc Quân trao đổi đây là một đề án lớn nên cần khả năng tầm soát chặt chẽ đề án vì đây cũng như một ngành y, chữa trị về mặt tâm hồn nên không phải chỉ có nhiệt huyết là đủ.

Lấy ý tưởng kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường và đem đến không gian độc đáo trong thưởng thức cà phê, thí sinh Nguyễn Thị Minh Hương, sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng trình bày đề tài Quán Cafe sinh thái Amazone. Quán được thiết kế đưa con người trải nghiệm không gian của một khu rừng rậm đúng nghĩa, vì vậy ý tưởng được nhận xét vui từ hội đồng giám khảo là khá bay bổng, nhiệt huyết cháy bổng nhưng tính khả thi lại không cao vì kinh phí đầu tư rất cao, đòi hỏi yếu tố nghệ thuật thẩm mỹ, mặt khác loại hình kinh doanh này đã từng có tại TP.HCM và thất bại, chiến lược của đề án ngay từ đầu không nhất quán giữa  việc tập trung quá nhiều vào không gian quán mà không nói đến các loại thực uống, tức là sản phẩm phục vụ khách hàng.

Thí sinh Trần Hoàng Trí, sinh viên trường ĐH Ngoại thương TP.HCM với đề tài Chè Chén Quán, hướng đến mục tiêu đưa món chè truyền thống ViệtNam vươn tầm thề giới. Điểm ấn tượng của đề án là thực đơn của quán giới thiệu bằng máy tính bảng, khách hàng chọn món nào sẽ có hiển thị song ngữ Anh - Việt và thành phần dinh dưỡng, nguyên liệu có trong từng món chè, có không gian quán để khách hàng ngồi trao đổi, trò chuyện với đối tác, chè được bán dạng combo tức là có từng gói sản phẩm, mỗi gói gồm 4 loại chè để khách lựa chọn. Tuy nhiên, một số rủi ro của đề án đã được hội đồng giám khảo đưa ra như lệch thị trường mục tiêu nếu chọn đối tượng phục vụ doanh nhân, mặt bằng không cần đầu tư chi phí quá cao tăng gánh nặng chi phí, có hoài bão lớn lao nhưng cần có cơ sở và nghiên cứu thị trường.

Thí sinh Lê Trương Thảo Nguyên, sinh viên trường ĐH Hùng Vương TP.HCM với đề tài Mía Trân Châu 7 màu, đề án kinh doanh cung cấp sản phẩm nước mía với 7 màu và mùi vị, bên cạnh đó còn cung cấp thêm dịch vụ nghỉ ngơi, máy móc matxa, máy lạnh... cho khách hàng. Đây là hình thức kinh doanh hộ gia đình có tính thực tế, khả thi cao tuy nhiên chưa thấy khác biệt nhiều so với các cửa hàng nước giải khát hiện đang kinh doanh, giám khảo Lê Thị Thanh Lâm nhận xét “tên gọi TNT không thích hợp cho sản phẩm nước uống, tạo khác biệt bằng cách cho trân châu vào nước mía, liệu người tiêu dùng có chấp nhận, trong kinh doanh tạo nên sự khác biệt là tốt nhưng sự khác biệt đó đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng thì mới nên khác biệt".

Và cuối cùng là thí sinh Hà Mỹ Mỹ, sinh viên trường ĐH Hùng Vương với đề tài Cơm chiên Tên Lửa. Với khách hàng mục tiêu là tầng lớp học sinh, sinh viên và lao động thu nhập thấp, hình thức cung cấp dịch vụ cơm trưa di động, giao hàng tận nơi và nhanh chóng, cơm chiên Tên Lửa là loại hình kinh doanh hộ gia đình nên vừa tầm với sinh viên khởi nghiệp, mặc dù cần phải lưu ý một số vấn đề như xu hướng người tiêu dùng hiện nay thích sự chọn lựa đa dạng hơn là chỉ một món cơm chiên đơn điệu, có thể thay bằng cơm trộn không cần dầu mỡ, giá thành thấp trong khi cự ly giao hàng xa nên cần xem lại bảng phân tích tài chính… Tuy nhiên, đề án kinh doanh của Mỹ Mỹ vẫn được đánh giá cao ở tính khả thi.

Ngày thi thứ 10 kết thúc với kết quả giải thưởng thuộc về 2 thí sinh xuất sắc: thí sinh Trần Hoàng Trí (sinh viên trường ĐH Ngoại thương TP.HCM) và thí sinh Hà Mỹ Mỹ (sinh viên trường ĐH Hùng Vương).

Nguyệt Hằng

Một số hình ảnh trong ngày thi 30/8:

Các tin khác
«    1 2 3 4 5 6   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.547.763
  • Số người online : 7