Đăng ký hội viên clb |

Giải thưởng tài năng Lương Văn Can - Ngày thi thứ ba vòng chung khảo: nhiều đề án đã chạy thử nghiệm

Giải thưởng tài năng Lương Văn Can 2012 tiếp tục bước vào ngày thi thứ ba của vòng chung khảo diễn ra vào sáng 20/8 có sự tham gia của 5 thí sinh, trong đó trường Đại học Ngoại Thương TP.HCM chiếm ưu thế với 4 thí sinh và 1 thí sinh đến từ trường Đại học Cần Thơ.

dsc07931-1088
 

Giải thưởng tài năng Lương Văn Can 2012 tiếp tục bước vào ngày thi thứ  ba của vòng chung khảo diễn ra vào sáng 20/8 có sự tham gia của 5 thí sinh, trong đó trường Đại học Ngoại Thương TP.HCM chiếm ưu thế với 4 thí sinh và 1 thí sinh đến từ trường Đại học Cần Thơ.

Hội đồng giám khảo sáng 20/8 bao gồm các vị:

* Ông Lê Trường Tùng (Chánh CK) - Hiệu Trưởng Trường ĐH FPT

* Ông Ngô Vi Đồng - CTHĐQT Cty CP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT

* Ông Nguyễn Trọng Quân -TGĐ Cty TNHH TM Đức Trung.

Thí sinh Phan Thị Quỳnh Anh, sinh viên trường Đại học Ngoại thương TP.HCM với đề án “Children’s bookstore – Hiệu sách dành cho trẻ em” đã mở đầu cho buổi thi ngày thứ ba. Đây là đề án được đánh giá hay, mang tính nhân văn và là mô hình mới vì đây vừa là nhà sách (nhưng lại không bán sách) vừa là thư viện (nhưng có thu phí duy nhất 1 lần trong năm) dành cho trẻ em lứa tuổi từ 6 – 15 tuổi nhằm đem đến một không gian đọc sách đúng nghĩa: không gian mở, thân thiện với người đọc, đặc biệt là trẻ em, khách hàng là người đọc được lựa chọn sách, truyện theo sở thích và sách được cập nhật mới liên tục,… Tuy nhiên, cũng như các đề án kinh doanh khác, nhiều lỗ hỏng trong việc thiết lập kế hoạch kinh doanh đã được hội đồng giám khảo nêu lên chất vấn như: diện tích kinh doanh quá nhỏ để đủ phục vụ bạn đọc, vốn đầu tư dự định thấp (120 triệu đồng) dẫn đến số đầu sách ít, tính khả thi chưa cao, nên khảo sát các hiệu sách đang hoạt động để tạo nên sự khác biệt… Bên cạnh đó, trong quá trình thuyết trình, Quỳnh Anh cũng gặp phải hạn chế là thuyết trình nhỏ gây khó tập trung cho hội đồng giám khảo, đây cũng là điểm lưu ý với  các thí sinh chuẩn bị cho các vòng thi kế tiếp. Quỳnh Anh đã không đạt được số điểm đủ đậu và không giành được phần thưởng cao quý này.

Thí sinh thứ hai cũng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương TP.HCM Nguyễn Thị Minh Châu với đề án “Công ty TNHH Tư vấn chứng khoán niềm tin”. Với phần trình bày tự tin cùng thế mạnh là đang triển khai dự án kinh doanh này nên Minh Châu đã được hội đồng giám khảo đưa ra nhiều tình huống cùng những rủi ro có khả năng cho doanh nghiệp nếu đầu tư. Giám khảo Nguyễn Trọng Quân chia sẻ, hiện nay có đến 70 – 80% công ty chứng khoán thua lỗ, niềm tin của nhà đầu tư đang giảm sút nên Minh Châu dựa vào nguồn nhân lực chất xám như thế nào để tạo nên khác biệt và thu hút? Giám khảo Ngô Vi Đồng đưa ý kiến, tại sao trong kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn có nhiều khách hàng còn công ty này chỉ chọn khách hàng thân thiết để hợp tác, đây là điều mang tính cảm tính mà làm đề án kinh doanh là phải thoát ra được cảm tính. Đây là một đề tài có ý tưởng tốt, người lập đề án có đam mê cháy bỏng và đã triển khai trong thực tế nhưng cần lý trí hơn để lập bài toán kinh doanh cho doanh nghiệp. Bước sang nội dung vấn đáp khả năng Anh ngữ cũng với hiểu biết về tư tưởng, đạo lý làm giàu của danh nhân Lương Văn Can, Minh Châu đã tự tin bước qua hai nội dung cuối và giành được số điểm đủ để nhận được phần thưởng danh giá của cuộc thi.

Đến từ trường Đại học Cần Thơ, thí sinh Phạm Thị Huỳnh Anh đem đến cuộc thi ý tưởng kinh doanh “Cửa hàng quà tặng For My Love”. Tương tự thí sinh Nguyễn Thị Minh Châu, Huỳnh Anh cũng đã triển khai dự án kinh doanh của mình tại Cần Thơ và bước đầu nhận được sự ủng hộ rất tích cực từ thầy cô, bạn bè và người thân. Đây là cửa hàng kinh doanh các sản phẩm quà tặng làm bằng tay cho chính Huỳnh Anh thực hiện, mặc dù phải khởi hành từ Cần Thơ đến với cuộc thi nhưng Huỳnh Anh cũng đã làm sinh động thêm cho phần thuyết trình của mình bằng việc giới thiệu đến hội đồng giám khảo các sản phẩm đang kinh doanh tại cửa hàng và do Huỳnh Anh tự tay thực hiện. Thí sinh này cũng cho biết vì không thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh nên dù doanh nghiệp của em đã chạy chính thức nhưng em chưa có kinh nghiệm trong việc thiết lập bài toán kinh doanh. Hội đồng giám khảo đã cùng Huỳnh Anh mổ xẻ đề án này và vạch ra những lỗ hỏng của dự án như: công ty chưa có tầm nhìn chiến lược, chưa định vị được là thành lập các cửa hàng quà tặng hay định vị sản xuất quà tặng, ý tưởng ban đầu rất tốt nhưng xem lại bài toán kinh doanh cũng như phải tìm hiểu thêm về quản trị kinh doanh… Cùng với phần thi khả năng Anh ngữ chưa thật sự tốt nên Huỳnh Anh đã phải dừng lại cuộc thi trong sự tiếc nuối cho đề án của mình.

Một “khuôn mặt quen thuộc” của cuộc thi, thí sinh Tô Văn Tân sinh viên trường ĐH Ngoại thương TP.HCM thể hiện đề án kinh doanh “Thành lập trung tâm đào tạo trực tuyến chứng chỉ CFA cho sinh viên tại TP.HCM”. Thí sinh Tô Văn Tân là “người quen” của cuộc thi vì năm 2011, Tân cũng đã tham dự qua đề án kinh doanh các sản phẩm từ tre nhưng vì chưa đủ kinh nghiệm cũng như kiến thức chuẩn bị cho đề án nên Tân phải dừng cuộc thi tại vòng chung khảo. Năm nay, bằng kinh nghiệm cũng như sự chuẩn bị, đầu tư rất tốt cho đề án này, Tô Văn Tân đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ hội đồng giám khảo. Đây là đề án kinh doanh với mong muốn trở thành “Đơn vị đào tạo CFA online đầu tiên tại Việt Nam”, chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) là chứng chỉ hành nghề đầu tư được cấp bởi Hiệp Hội CFA Hoa Kỳ. CFA được xem như tiêu chuẩn vàng đánh giá năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của giới đầu tư. Mặc dù nhận được nhiều đóng góp ý kiến từ hội đồng giám khảo để hoàn thiện đề án nhưng Tô Văn Tân đã rất xứng đáng được xướng tên một trong những thí sinh đạt giải của buổi thi thứ ba này.

       Đề án cuối cùng và cũng là đề án đang được triển khai kinh doanh trong thực tế là “Mạng xã hội sách theo địa điểm – Chickbook.net” của thí sinh Dương Tấn Vũ đến từ trường ĐH Ngoại thương TP.HCM. Với mong muốn tạo ra một thị trường trao đổi mua bán sách cũ hiệu quả có sự quản lý và điều chỉnh hợp lý cũng như cổ vũ văn hóa đọc sách và mang lại nhiều cơ hội tiếp xúc với tri thức hơn cho người dân Việt Nam, thí sinh Dương Tấn Vũ cùng nhóm của mình đã khởi động dự án này. Bằng kinh nghiệm của một người đang điều hành dự án cùng với khả năng Anh ngữ lưu loát và vốn hiểu biết tư tưởng Lương Văn Can, Dương Tấn Vũ đã xuất sắc vượt qua 3 nội dung thi trên và xứng đáng giành điểm cao nhất trong buổi thi thứ ba với nhận xét tích cực từ hội đồng giám khảo “đây là đề án nghiên cứu nghiêm túc, nội dung chi tiết, phân tích thị trường rất tốt và tính khả thi cao.

Với phần thi xuất sắc ở cả 3 nội dung: trình bày đề án kinh doanh, khả năng Anh ngữ và tìm hiểu về đạo làm giàu Lương Văn Can, 3 thí sinh sau đây đã giành được chiến thắng trong ngày thi thứ hai:

  1. Thí sinh Dương Tấn Vũ đến từ trường ĐH Ngoại thương TP.HCM đề án “Mạng xã hội sách theo địa điểm – Chickbook.net”

2. Thí sinh Tô Văn Tân sinh viên trường ĐH Ngoại thương TP.HCM đề án “Trung tâm đào tạo trực tuyến chứng chỉ CFA cho sinh viên tại TP.HCM”

3. Thí sinh Nguyễn Thị Minh Châu sinh viên trường Đại học Ngoại thương TP.HCM với đề án “Công ty TNHH Tư vấn chứng khoán niềm tin”.

 

Một số hình ảnh trong buổi thi sáng 20/8

Thí sinh Phan Thị Quỳnh Anh
Thí sinh Nguyễn Thị Minh Châu
 
Thí sinh Phạm Thị Huỳnh Anh
Thí sinh Dương Tấn Vũ
Thí sinh chụp hình lưu niệm cùng Ban Giám khảo

 

Nguyệt Hằng

Các tin khác
«    1 2 3 4 5 6   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.547.045
  • Số người online : 3