Đăng ký hội viên clb |

Nhiều đề án nổi bật

Ngày 16/12, 12 thí sinh tiếp theo tiếp tục tham gia ngày thi thứ 2 Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can với hai nhóm đề tài về du lịch và dịch vụ.


 

 

Thí sinh đang thuyết trình trước BGK sáng 16/12 - ảnh Q.T

Lĩnh vực du lịch: Ý tưởng tốt

Ban giám khảo (BGK) của buổi thi sáng gồm có bà Huỳnh Thị Anh Thư – Giám đốc Công ty Thiết kế – Quảng cáo – In ấn ATD, ông Lại Minh Duy – Tổng giám đốc – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dịch vụ Du lịch & Thương mại TST và ông Nguyễn Trọng Quân – TGĐ Công ty TNHHTM Đức Trung. Điểm đặc biệt của các đề án du lịch sáng nay là toàn bộ các thí sinh đều là sinh viên học trái ngành nhưng với mỗi bạn du lịch là niềm đam mê.

Với 16 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành, chủ khảo Lại Minh Duy đã có những chất vấn và góp ý sâu sắc, cụ thể và chân thành cho đề án của từng thí sinh. Nhiều thí sinh đã lúng túng trước những câu hỏi “khó” của chủ khảo. Phần lớn điểm yếu của đề án bị giám khảo” bắt được” là các vấn đề liên quan đến dự tính chi phí và các điều kiện cụ thể để thực thi dự án hoặc những điểm mà các bạn chưa hiểu rõ mà liều lĩnh đưa vào đề án.

Qua hai đợt thi, đề tài xe buýt du lịch được nhiều thí sinh lựa chọn để trình bày nhưng đều không thành công. Bạn Phạm Thanh Nhất – sinh viên ĐH Kinh tế - Luật mang đến cuộc thi mô hình xe buýt du lịch rất tỉ mỉ và khéo léo nhưng với nhiều điểm yếu trong đề án, Thanh Nhất chưa thuyết phục được BGK.

Giám khảo Huỳnh Thị Anh Thư góp ý: ”Khi bắt tay xây dựng đề án, các bạn cần xác định rõ hai yếu tố đầu tiên là đối tượng và phạm vi áp dụng để làm cơ sở phát triển đề án. Mặt khác, các bạn phải nỗ lực để thu thập kiến thức cũng như xây dựng sản phẩm, dịch vụ để đề án phong phú và thuyết phục. Hiểu đúng vấn đề chưa đủ mà phải hiểu có cảm xúc và viết đề án bằng đam mê”.

Các thi sinh đang trao đổi với nhau trong phần thi tiếng Anh sáng 16/12 - ảnh Q.T

Kết quả: Đề tài “Chuỗi nhà vệ sinh công cộng” của Nguyễn Thu Thảo - sinh viên ĐH Hoa Sen đã hoàn toàn thuyết phục BGK. Ý tưởng kinh doanh sáng tạo phục vụ cộng đồng, phần trình bày tự tin và vốn tiếng Anh lưu loát đã giúp Thảo giành điểm thi cao nhất trong buổi sáng hôm nay.

Sự kiên trì và nỗ lực đã giúp thí sinh Hoàng Mỹ Linh – sinh viên ĐH Ngoại Thương giành giải thưởng kỳ này. Linh đã từng dự thi đợt I của giải thưởng nhưng đành dừng bước ở vòng 3. Kỳ này, rút kinh nghiệm từ những đóng góp của BGK cho đề án trước, Linh dự thi với đề tài “Công ty du lịch sinh viên Việt Nam” và thành công.

Tour du lịch “Hành trình yến sào"- Điểm nhấn của du lịch Khánh Hòa sinh viên ĐH Bách Khoa Phạm Tấn Thương nhưng cũng giành được sự chấp nhận của BGK và trở thành sinh viên thứ 3 trong buổi thi sáng giành giải thưởng Lương Văn Can.

Trong khi chờ đợi kết quả, cả giám khảo và thí sinh đã có những chia sẻ rất thật, rất gần gũi và cởi mở về ước mơ, cảm xúc và kinh nghiệm sống và kinh doanh.

 

BGK và 3 bạn sinh viên đạt Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can, sáng 16/12 - ảnh Q.T

Ấn tượng với “Rô bốt giáo dục”

Trong số sáu đề án dự thi buổi chiều, đề án “Rô bốt giáo dục” của thí sinh Phạm Ngọc Anh Tùng – ĐH Bách Khoa đã gây được ấn tượng mạnh với BGK. Phạm Ngọc Anh Tùng là cái tên không hề xa lạ với các giải thưởng sáng chế. Không chỉ sáng tạo nhiều loại robot hữu dụng, Tùng còn mong muốn sản xuất rộng rãi các sản phẩm công nghệ “made in Vietnam”, phổ biến cho khách hàng nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài.

Robot made in Vietnam của thí sinh Phạm Ngọc Anh Tùng, chiều 16/12 - ảnh Q.T

BGK được đánh giá là “kỹ tính” của buổi thi chiều gồm có ông Lương Văn Lý – Phó Chủ tịch CLB DNSG, ông Nguyễn Đình Bá – Chủ tịch HĐQT Công ty Đình Nguyễn, bà Nguyễn Thị Tâm – Giám đốc Công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt đều bị đề án kinh doanh rô bốt giáo dục thuyết phục hoàn toàn. Tuy nhiên, các giám khảo đều đồng tình là rất khó để Tùng vừa nghiên cứu chế tạo sản phẩm vừa điều hành kinh doanh.

Thí sinh trình bày đề án trước BGK, chiều 16/12 - ảnh Q.T

Vì vậy, với ý tưởng khả thi và đã triển khai một phần trong thực tế, Tùng hoàn toàn có thể tìm kiếm một nhà đầu tư đồng hành cùng mình lĩnh vực kinh doanh công nghệ cao này. Anh Tùng cũng khiến buổi thi thêm hấp dẫn khi mang theo hai robot Bibot và Kiến giới thiệu với BGK và bạn bè.

Phạm Diễm Thanh - sinh viên ĐH Ngoại Thương là thí sinh thứ hai đạt yêu cầu trong buổi phỏng vấn chiều nay với đề án “Happy House - Mua bán và nuôi giữ chó mèo ngắn hạn”. Giám khảo Nguyễn Thị Tâm đánh giá ý tưởng rất hay nhưng biện pháp triển khai chưa phù hợp và nếu không điều chỉnh thì khi thực thi sẽ dễ thất bại.

Các giám khảo cũng phản biện rất sâu sắc mọi đề án và tạo điều kiện cho thí sinh phản biện nhưng trước những luận điểm thực tế và thuyết phục của giám khảo, nhiều thí sinh đành…cười trừ và chưa tự tin bảo vệ đề án của mình.

BGK và các thi sinh dự thi chiều 16/12 - ảnh Q.T

Giám khảo Nguyễn Đình Bá khuyên: “Khi xây dựng đề án, các bạn nên đưa ra tiêu chí chặt chẽ cho sản phẩm và dịch vụ. Đừng đưa ra những luận điểm chung chung không chứng minh được tính khả thi của đề án. Làm kinh doanh thì phải biết nghề, hiểu nghề. Nếu bạn không am hiểu, không đam mê gì về lĩnh vực mình định kinh doanh thì có nhiều tiền đầu tư cũng thất bại”.

Nhiều thí sinh cũng chưa có sự chuẩn bị tốt cho phần thi tiếng Anh. Giám khảo Lương Văn Lý lưu ý các bạn cố gắng trau dồi ngoại ngữ và chú ý phát âm cho chính xác.

 

PHÚC AN

Các tin khác
«    1 2 3 4 5 6   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.548.663
  • Số người online : 5