Đăng ký hội viên clb |

Xuất khẩu gỗ vào Mỹ tăng mạnh chủ yếu nhờ khối FDI

bcaa6-5430f-img-7878
 

Xuất khẩu gỗ tăng mạnh chủ yếu nhờ FDI - Ảnh: TD.


(TBKTSG Online) - Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ trong năm 2019 tăng mạnh, trong đó các doanh nghiệp FDI tuy chiếm 48% tổng kim ngạch nhưng lại có mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn khối doanh nghiệp trong nước, theo báo báo mới công bố.

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách của tổ chức Forest Trends, trong báo cáo mới công bố được thực hiện cùng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Vifores, đã nhận định: “Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ vào Mỹ chủ yếu là do các doanh nghiệp FDI”.

Theo báo cáo này, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong năm 2019 của nhóm doanh nghiệp FDI đạt 4,95 tỉ đô la Mỹ, tăng 25% so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2018, chiếm gần 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành (10,3 tỉ đô la Mỹ).

Trong khi đó, dù các doanh nghiệp nội địa chiếm miếng bánh lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, nhưng tốc độ tăng trưởng lại chậm lại so với các doanh nghiệp ngoại. Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch của khối này là 19% so với năm 2018, nhỏ hơn các doanh nghiệp FDI (25%).

Năm 2019, Mỹ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt với kim ngạch đạt 3,5 tỉ đô la Mỹ năm 2019, tiếp đến là Nhật Bản (545,7 triệu), Hàn Quốc (128,7 triệu). Trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là lớn nhất, tăng trên 35% so với năm 2018. Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI chiếm tới 69% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Ông Đỗ Xuân Lập, Tổng giám đốc, Chủ tịch Tiến Đạt Furniture Corporation cho hay, chưa bao giờ nhu cầu về sản phẩm đồ bếp sang thị trường Mỹ lại có sức hút như bây giờ. Có nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng đưa ông 1 triệu đô la Mỹ để mở rộng sản xuất, tăng năng lực xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ.

“Điều này cũng làm tăng sức hút các doanh nghiệp Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam sản xuất các khâu đơn giản như sơn, đóng gói và dán nhãn mác để xuất đi Mỹ", ông Lập nói. Nghi vấn về gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp cũng lớn hơn thông qua những biện pháp rất tinh vi như nhập cửa khẩu này, xuất cửa khẩu khác, sản phẩm tinh chế hơn.

“Gần nhà máy chúng tôi có hiện tượng gian lận thương mại này. Chúng tôi đã báo cáo cơ quan chức năng”, ông Lập nói.

Ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch của Woodland cho hay, tất cả mọi người đều nhận ra sự bất thường khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ ván ép sang thị trường Mỹ tăng mạnh. Vấn đề gian lận thương mại, theo ông Bằng đang tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng trong ngành gỗ. Hơn nữa, một số nhà mua hàng tại Mỹ đang rất lo lắng bởi nếu không cẩn thận, họ cũng bị lôi vào các vụ kiện về lẩn tránh thương mại này.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định 824/QĐ-TTg “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”. Quyết định nhằm mục tiêu là bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế, thực hiện cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh nguồn gốc xuất xứ, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài (kể cả mua bán, sáp nhập doanh nghiệp).

                                                                                              Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Các tin khác
«    1 2 3   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.521.648
  • Số người online : 4