Đăng ký hội viên clb |

Doanh nhân Sài Gòn mở lối đi riêng

Sản xuất sản phẩm “ăn theo” nghệ thuật điện ảnh, sự tương hỗ giữa hai lĩnh vực này sẽ góp phần tạo nên sản phẩm văn hóa mới cho công chúng.


 



Ý tưởng táo bạo

“Chúng tôi đang xem xét tiến hành kế hoạch hợp tác đầu tư sản xuất các vật phẩm cùng với phim để tung ra thị trường kịp với tiến độ hoàn tất việc phát sóng” - tiết lộ của bà Phạm Thị Ái Vân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sao Thế Giới (World Star) trong ngày công nhận bộ phim truyền hình Huyền sử Thiên Đô là công trình văn hóa của Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn (CLB) khiến các thành viên của CLB phải suy nghĩ nhiều về việc mở ra ngành mới: văn hóa vật phẩm từ phim.

Giáp trụ của người Việt cổ có thể là cảm hứng cho các nhà sản xuất chế tác nên vật phẩm

Đêm 26/8, tại khán phòng Nhà hát TP.HCM, nhiều cử toạ ngạc nhiên xem lẫn tự hào về một thành viên “dũng cảm”, dám đầu tư một công trình văn hóa rồi dùng nó như một tặng phẩm tập thể, đại diện cho cả CLB dâng lên sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Việc World Star tiếp tục đưa ra các giải pháp đầu tư sau phim khiến nhiều người chưa biết vừa e dè, vừa cảm phục. Chia sức cho quá nhiều dự án, World Star rất dễ lâm vào tình trạng ôm đồm, lực bất tòng tâm. Bà Phạm Thị Ái Vân chia sẻ: “Khi Huyền sử Thiên Đô đã là một công trình tập thể, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ những dự án liên quan của phim đến các thành viên khác”.

Cụ thể, với dự án sản xuất vật phẩm, quà tặng... lấy từ ý tưởng và hình ảnh trong phim, World Star sẵn sàng chia sẻ bản quyền về hình ảnh để nhà sản xuất có thể cho ra đời những vật phẩm liên quan đến phim, từ quà tặng lưu niệm, dụng cụ trang trí... Song song với chia sẻ hình ảnh, World Star còn sẵn sàng đồng hành để phân phối các vật phẩm này ở các sự kiện văn hóa liên quan. Đó là chiến lược trong chuỗi giá trị mang tên: “Hành trình cùng Huyền sử Thiên Đô”.

Tin vào thành công của bộ phim, tin cách làm của nhà đầu tư là một lời khẳng định cho sự nghiêm túc trong việc quyết tâm cho ra đời một công trình văn hóa thực sự của cộng đồng doanh nhân Sài Gòn.

Hoàn toàn khả thi

Với điện ảnh thế giới, chuyện “ăn theo” phim để sản xuất vật phẩm không còn là chuyện lạ. Sau khi phim Đi tìm Nemo công chiếu, màu cam của chú cá nhồi bông có hình dáng Nemo phủ kín những cửa hàng bán quà lưu niệm trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Không chỉ ở dạng thú nhồi bông, những chiếc móc khóa, áo thun, văn phòng phẩm... có dính dáng đến Nemo cũng được bày bán rất nhiều.

Diễn biến lý kỳ của Huyền sử Thiên Đô dễ dàng triển khai thành nội dung game online thuần Việt

Tất nhiên, nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm này cũng không nhỏ. Không dừng lại ở đó, những mini game về nuôi cá, cá lớn thắng cá bé... lấy cảm hứng và tạo hình của bộ phim cũng được tung ra thị trường, làm mê mẩn người chơi. Mức vốn đầu tư không cao bởi những lập trình viên bình thường cũng cũng đã có khả năng viết nên mini game ấy, nhưng chính ý tưởng khai thác hình ảnh trong phim lại làm nên thành công cho trò chơi này.

Tương tự, hình ảnh những chú cừu chân dài của loạt phim hoạt hình của Disney Chanel hay mới đây nhất là những chú lùn đeo mắt kính trong Kẻ cắp Mặt trăng cũng được các đơn vị kinh doanh dùng để sản xuất vật phẩm lưu niệm, quà tặng... Không chỉ có nhân vật hoạt hình, với những bộ phim ăn khách như Avatar, Kẻ cắp tia chớp, Harry Potter... những đơn vị sản xuất còn khéo léo hơn trong việc khai thác hình ảnh trong phim để sản xuất áo thun, áo choàng, áo đi mưa, móc khóa...

Yêu thích nhân vật trong phim, người tiêu dùng, nhất là khán giả tuổi teen dễ dàng móc hầu bao để được sở hữu những vật dụng có giá trị ấy. Ngoài sự tinh tế, tính thẩm mỹ trong các vật phẩm “ăn theo” phim ảnh có khả năng thu hút người dùng, yếu tố thời thượng, đánh vào tâm lý thích được cho là sành điệu, theo kịp thời đại của người dùng, cũng là lợi thế quan trọng trong nên thành công của việc sản xuất các vật phẩm “ăn theo” giá trị điện ảnh.

Không thể phủ nhận, thành công của chính bộ phim mới làm nên được công nghệ sản xuất các vật phẩm hưởng ứng. Thế nhưng, nhìn ở chiều ngược lại, cũng nhờ có những vật phẩm này mà tính phổ biến và ấn tượng về hình ảnh của bộ phim cũng sâu rộng hơn. Đó là điều mà Hollywood hướng đến và đã đạt được.

Nhìn lại dự án khai thác hình ảnh Huyền sử Thiên Đô mà World Star đang sở hữu bản quyền đã đầu tư và kêu gọi đầu tư mới, có thể nhìn thấy sự khả thi của nó bởi đây là một trong những phim truyền hình thuần Việt được chăm chút, chỉnh chu nhất từ trước đến nay. Vả lại, vấn đề Thăng Long - chuyện của ngàn năm chờ không khí ở một năm 2010.

Cho nên người Việt cần sử Việt, thì Huyền sử Thiên Đô vần còn trong tình yêu của người Việt, giá trị điện ảnh còn thì giá trị vật phẩm văn hóa về Thăng Long vẫn còn. Vậy sản phẩm ăn theo điện ảnh vẫn có thị trường. Nếu làm được điều này, những nhà sản xuất vật phẩm văn hóa Việt sẽ tạo nên một bước: đặt nền tảng quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm phát triển ý tưởng mới điện ảnh nước nhà.

Quan trọng hơn nữa, sự tương hỗ giữa hai lĩnh vực sản xuất vật phẩm văn hóa và điện ảnh còn góp phần tạo nên các giá trị văn hóa mới cho công chúng. Trẻ em Việt Nam đang thiếu game lành mạnh, thị trường sản xuất hàng lưu niệm đang thiếu những vật phẩm có tính đặc trưng riêng của Việt Nam... Điện ảnh lịch sử, vật phẩm văn hóa “ăn theo” giá trị điện ảnh vẫn còn nguyên giá trị. Bởi vậy, khoảng trống của thị trường còn quá lớn cho một nhà đầu tư khôn ngoan có thể vẫy vùng.


MINH KHUÊ

Các tin khác
«    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.567.802
  • Số người online : 6