Đăng ký hội viên clb |

Giải thưởng tài năng Lương Văn Can – Ngày thi thứ tư của vòng chung khảo 2012: Cả giám khảo và thí sinh đều ăn mì gói

Ngày thi thứ tư của vòng chung khảo giải thưởng tài năng Lương Văn Can 2012 được tiếp tục diễn ra vào sáng 22/8 tại tòa soạn báo Doanh Nhân Sài Gòn, vì có đến 10 đề án được trình bày, nên thời gian phỏng vấn kéo dài suốt cả ngày, do đó để kịp thời gian cho ngày thi cả hội đồng giám khảo và thí sinh phải chữa cháy bằng cách tất cả đều ăn Mì Moringa tại chỗ

asdsad-1088
 

. Hội đồng giám khảo ngày thi thứ tư bao gồm các vị:

  1. Chánh chủ khảo: GS – TS Võ Tòng Xuân: Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo
  2. Bà Phan Thị Tuyết Mai: TGĐ Cty Thủy sản Tài nguyên, PCT CLB DNSG
  3. Ông Nguyễn Trọng Quân: TGĐ Cty TNHH TM Đức Trung

Đề án “Công ty TNHH Flashie cardie” của thí sinh Trần Hồng Ngọc, sinh viên trường Đại học Ngoại thương đã mở đầu cho ngày thi thứ tư. Xuất phát từ tình hình thực tế đại bộ phận học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 2, cấp 3 gặp khó khăn trong quá trình học tập và tiếp thu bộ môn tiếng Anh như mau quên từ vựng, bài học khô khan, không có môi trường thực hành..., đề án thẻ học tập Flashie Cardie” đã ra đời. Mặc dù, đây là đề án được đánh giá cao vì tính thực tế như đưa vào thiết kế bài học bằng các hình ảnh thần tượng của giới trẻ Hàn Quốc, Mỹ do giới trẻ hiện nay thường có xu hướng chọn cho mình thần tượng để học tập theo, tuy nhiên đây cũng là điểm hạn chế của đề án vì vi phạm bản quyền hình ảnh, dự án nếu thành công thì giới trẻ Việt Nam sẽ chạy theo thần tượng các nước khác là điều không nên. Hồng Ngọc tuy chiếm ưu thế về phần thi vấn đáp tiếng Anh trôi chảy và phần thuyết trình tự tin nhưng đành chấp nhận thất bại ở lần thi này vì có nhiều nội dung trong đề án cần có quá trình hoàn thiện hơn nữa.

Thí sinh Nguyễn Thị Phương Hoa, sinh viên trường Đại học Đồng Tháp với đề án Cty TNHH MTV TM – DV Việt Xanh là thí sinh tiếp theo trình bày ý tưởng kinh doanh. Đây là mô hình công ty cung cấp dịch vụ trồng rau sạch tại nhà với các dịch vụ chủ lực như: tư vấn miễn phí cách trồng rau sạch tại nhà: phương pháp khí canh, thủy canh, thiết kế lắp đặt và vận chuyển tận nhà. Đề án ra đời trong bối cảnh môi trường sống của con người ngày càng ô nhiễm cũng như áp lực công việc căng thẳng, đặc biệt tại khu vực TP.HCM, con người có xu hướng trở về với thiên nhiên, thích ăn rau sạch tự nhiên hơn là các sản phẩm đóng gói… Cũng tương tự các đề án kinh doanh khác, lỗ hỏng đã được hội đồng giám khảo đưa ra mổ xẻ như: thị trường phân phối của sản phẩm tại đâu, kế hoạch tiết giảm nhân sự chưa hợp lý, chi phí thuê văn phòng quá cao cần xem lại, mô hình khí canh và thủy canh rất mới nên cần nhân rộng hơn đến các hộ gia đình để mở rộng thị trường… Với sự phân tích, đánh giá từ phía hội đồng giám khảo là các chuyên gia trong lĩnh vực cây trồng,, nông lâm nghiệp như GS-TS Võ Tòng Xuân, doanh nhân Phan Thị Tuyết Mai… đề án của thí sinh Phương Hoa đã không đạt được số điểm đủ đậu để giành lấy chiến thắng.

Mang nhiều điểm tương đồng với đề án của Công ty Việt Xanh, thí sinh Vũ Thị Hiên, sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ và tin học TP.HCM trình bày đề án Rau Việt với mô hình sản xuất và phân phối rau sạch. Đáp ứng nhu cầu rất lớn hiện nay của xã hội về rau sạch, đề án mang tính khả thi mặc dù trên thị trường đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh loại hình này ra đời do Vũ Thị Hiên đã phân tích được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp mình, kinh nghiệm trực tiếp từ người than kinh doanh trong lĩnh vực rau sạch. Hội đồng giám khảo đã lưu ý thí sinh về hai từ “rau sạch” hiểu thế nào cho đúng, kỹ thuật bón phân như thế nào và sử dụng hóa chất như thế nào để đảm bảo độ an toàn lâu dài của sản phẩm và môi trường cũng như nêu ra vấn đề doanh nghiệp này vừa sản xuất vừa phân phối như vậy có chuyên nghiệp và hiệu quả không? Vũ Thị Hiên cũng đã góp phần sinh động thêm cho phần thuyết trình của mình với việc đem đến các loại rau sạch và rau trôi nổi đang bán trên thị trường để giám khảo có thêm góc nhìn trực quan. Thí sinh này cũng đã xuất sắc hoàn thành phần thi khả năng Anh ngữ và trình bày hiểu biết về tư tưởng làm giàu của danh nhân Lương Văn Can, xứng đáng giành số điểm cao nhất của ngày thi thứ tư từ hội đồng giám khảo.

Thí sinh Trần Thị Ngọc Hà, sinh viên trường Đại học Cần Thơ với đề tài Phân tích dịch vụ hỗ trợ thử việc cho sinh viên vào năm cuối các trường Đại học và Cao đẳng là thí sinh thứ tư thuyết trình dự án, đây cũng là đề tài luận án cao học mà Ngọc Hà chuẩn bị bảo vệ. Đề án là mô hình kinh doanh với sản phẩm vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình và bước đầu triển khai hỗ trợ thử việc cho sinh viên kinh tế năm cuối trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Thí sinh này được đánh giá cao từ hội đồng giám khảo về sự nghiên cứu, khảo sát chi tiết, thực tế cũng như các số liệu phân tích đáng tin cậy và nhu cầu có thực của xã hội. Ngọc Hà đã dẫn chứng câu nói của GS-TS Võ Tòng Xuân “làm sao để người nông dân bước xuống đồng ruộng là nhìn thấy thị trường”, doanh nghiệp của Ngọc Hà cũng mong muốn đem đến cho các bạn sinh viên thị trường tương tự ngay khi rời giảng đường. Điểm hạn chế lớn nhất và ảnh hưởng đến tính khả thi của đề án là số vốn đầu tư ban đầu 800 triệu đồng vay từ Quỹ tín dụng là khá lớn đối với sinh viên và tình hình kinh tế hiện nay. Bài toán nhân sự của doanh nghiệp này cũng cần phải tính toán lại vì một doanh nghiệp không thể nào chỉ dưa trên tất cả nhân viên mang tính cộng tác không chính thức. Mặc dù đề án kinh doanh được nhận xét là mới và có tính khả thi nhưng Ngọc Hà đã không thuyết phục được hội đồng giám khảo để giành lấy giải thưởng.

 

Thí sinh Trần Hữu Thiện, sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM với đề tài Trang trại Công ty Thiên Ngân cung cấp giống và thịt ráo trâu và lợn rừng. Đây là thí sinh khá đặc biệt vì vừa là bộ đội xuất ngũ vừa đi học và làm kinh tế và đề án này cũng đã từng được một thí sinh trình bày trong cuộc thi năm rồi . Thế mạnh của Hữu Thiện là hiện tại đang triển khai đề án khá thành công nên có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi thực tế. Hội đồng giám khảo đã cùng thí sinh phân tích một số rủi ro của đề án như: nguồn vốn đầu tư khá lớn, đã dự tính được những rủi ro khi nuôi động vật hoang dã chưa, thì trường phân phối như thế nào, bài toán kinh doanh chưa chi tiết... Nội dung vấn đáp Anh ngữ cũng là một trở ngại đối với Hữu Thiện cũng như tính sáng tạo chưa cao của đề tài đã không đem đến số điểm như mong đợi của Hữu Thiện. Thí sinh này cũng có trao đổi bên lề là do chỉ có 3 ngày để chuẩn bị đề án nên đã không đầu tư cho đề án đúng mức, đây cũng là điểm lưu ý đối với các thí sinh khi đến với cuộc thi.

Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là có khá nhiều thí sinh đã và đang triển khai đề án của mình trong thực tế nên số liệu khảo sát, phân tích khá chính xác cũng như có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. Đề tài “Trung tâm giống và cây giống hoa lan Esakul” của thí sinh Trần Minh Hiếu, sinh viên trường Đại học Nông Lâm cũng là đề án đang được Minh Hiếu triển khai. Trong phần tự giới thiệu bằng Anh ngữ, Minh Hiếu đã đem đến một cuộc thi một thí sinh “thuần nông dân” như nhận xét của phần lớn khán giả theo dõi, đây là lần thứ hai thí sinh này đến với cuộc thi. Do vấp phải một số hạn chế được đưa ra từ hội đồng giám khảo như bài toán kinh doanh còn quá sơ sài gây trở ngại khi muốn đầu tư, có sức trẻ, có nhiệt huyết và đam mê thì sẽ thành công nhưng phải tùy giai đoạn, bước đầu nên học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật, mở rộng mối quan hệ cũng như thị trường rồi hãy bước vào đầu tư triển khai dự án. Và giải thưởng đã không gọi tên Minh Hiếu ở lần thi thứ hai này.

Thí sinh Nguyễn Tấn Phát, sinh viên trường Đại học Hùng Vương với đề tài “Học kỳ hướng nghiệp”là thí sinh thứ bảy trình bày đề án. Với mong muốn giúp cho học sinh cuối cấp đang đứng trước ngưỡng cửa vào Đại học, Cao đẳng có được sự hướng nghiệp đúng đắn để phát triển tương lai, học kỳ hướng nghiệp giúp học sinh tìm hiểu các ngành nghề, trường học, thông tin về xu hướng phát triển, môi trường việc làm, kỹ năng, tố chất đòi hỏi cho từng nhóm ngành nghề. Theo thí sinh khảo sát thì đây được xem là khóa học đầu tiên của cả nước chuyên về hướng nghiệp và Tấn Phát cũng đã triển khai một bước của đề án bằng cách tổ chức hội thảo khá thành công. Hội đồng giám khảo đã phân tích một số điểm cần hoàn thiện nếu triển khai đề án: chưa thấy phân tích điểm mạnh, điểm khác biệt so với các đối thủ trên thị trường, thời gian học văn hóa hiện nay của học sinh là khá dày đặc và xuyên suốt, vậy thời gian phân bố của học kỳ như thế nào là hợp lý, hiện tại đã có 1 doanh nghiệp trong CLB DNSG triển khai dự án này nhưng hiệu quả chưa cao vì vậy cần xem lại nếu triển khai, cần tìm hiểu thêm yếu tố tâm sinh lý của từng độ tuổi đào tạo. “Cần bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm và tìm hiểu các đối thủ trên thị trường trước khi triển khai đề án” là ý kiến từ hội đồng giám khảo và Tấn Phát đã phải dừng bước ở cuộc thi.

Đề án “Doanh nghiệp và sinh viên – Học đi đôi với hành” của thí sinh Nguyễn Trịnh Hồng Ngọc, sinh viên trường Đại học Cần Thơ tiếp tục phần thi phỏng vấn, được biết đây là thí sinh đã đạt “nữ sinh tiêu biểu ngành CNTT của trường ĐH Cần Thơ”. Đề án mang đến mô hình kinh doanh với 3 sản phẩm chính là: website , cho sinh viên, đào tạo kỹ năng cho sinh viên và cung cấp việc làm bán thời gian cho sinh viên. Hồng Ngọc đã thực hiện một phần dự án: đã thiết lập website, đã liên hệ với Đoàn trường ĐH Cần Thơ về đề án và nhận được sự ủng hộ của sinh viên. Với kiến thức vững vàng trong lĩnh vực CNTT, khả năng vấn đáp Anh ngữ xuất sắc và hiểu biết về đạo làm giàu Lương Văn Can nên mặc dù còn vấp phải một số rủi ro cho đề án nhưng Hồng Ngọc đã vinh dự là thí sinh thứ hai của cuộc thi xứng đáng giành được giải thưởng.

Thí sinh Đặng Thanh Tuấn, sinh viên trường Đại học Kinh tế với đề tài “hạt mầm tương lai” là thí sinh thứ chín của buổi thi với mục tiêu doanh nghiệp sẽ đem đến kỹ năng sống cho trẻ em Việt Nam, không chỉ đủ kiến thức mà còn đủ bản lĩnh bước vào cuộc sống. Với khả năng Anh ngữ lưu loát, Thanh Tuấn đã được hội đồng giám khảo đề nghị cùng với thí sinh Hồng Ngọc trao đổi với nhau bằng tiếng Anh các vấn đề liên quan đến đề án của 2 thí sinh và đạo làm giàu của cụ Lương Văn Can áp dụng vào trong 2 đề án này ra sao? Với phần trình bày tự tin, thuyết phục cho đề án kinh doanh, Thanh Tuấn đã được hội đồng giám khảo gọi tên trong danh sách thí sinh đạt giải.

Thí sinh cuối cùng của ngày thi thứ tư Ngô Thanh Cường, sinh viên trường Đại học Nông Lâm với đề tài “Đệm trùn quế xử lý phân gà” xuất phát từ tình trạng thực tế nhiều vùng hiện nay trên cả nước phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô nhưng chưa có phương án xử lý chất thải đúng mức. Đây là đề án được đánh giá độc đáo, quy trình kỹ thuật khép kín rất đặc biệt, vốn đầu tư ban đầu thấp phù hợp với khởi nghiệp của sinh viên  và hướng phát triển khả thi như: trùn quế có thể bán làm thức ăn, dung để xử lý ao nuôi, trồng cây và cả chế biến nước mắm. Mặc dù được góp ý là bảng phân tích tài chính còn sơ sài chưa đầy đủ, logo nhận diện chưa chuyên nghiệp, cần có công nghệ riêng để không bị sao chép mô hình kinh doanh, nên khảo sát thêm nhu cầu thị trường… nhưng Thanh Cường đã được hội đồng giám khảo đánh giá cao đề án ở tính khả thi và vinh dự có tên trong danh sách thí sinh đạt giải.

Sau đây là kết quả các thí sinh đạt giải của ngày thi 22/8:

-         Thí sinh Vũ Thị Hiên: 41 điểm

-         Thí sinh Ngô Thanh Cường: 39,3 điểm

-         Thí sinh Đặng Thanh Tuấn: 38,5 điểm

-         Thí sinh Nguyễn Trịnh Hồng Ngọc:38 điểm.


Nguyệt Hằng

Các tin khác
«    1 2 3 4 5 6   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.556.544
  • Số người online : 6